Xã Bình Định có diện tích đất tự nhiên 922.6ha, trong đó diện tích đất
cấy lúa 550ha, diện tích mặt nước ao hồ 70ha. Toàn xã có 27 trang trại, gia trại
được thuê đất phát triển kinh tế VAC, chủ yếu là đào hồ, ao theo phương pháp
truyền thống. Xung quanh xã có hệ thống sông Cốc Giang bao bọc với chiều dài
gần 10km được kết nối với sông Hồng qua cống Tân Lập, đây là điều kiện rất
thuận tiện cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
Với những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay
như: lao động đang bị già hoá, lực lượng lao động đang chuyển dịch mạnh sang
công nghiệp, giá cả vật tư nông nghiệp liên tục tăng cao, rủi ro trong sản xuất do
thiên tai, thời tiết, dịch bệnh ngày càng lớn, số lượng doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh
vực nông nghiệp rất ít không có sự cạnh tranh. Phát huy lợi thế nguồn nước ven
sông Cốc Giang, xã Bình Định đã tuyên truyền, vận động các hộ gia đình có diện
tích đất trồng lúa kém hiệu quả, dồn đổi diện tích trong vùng quy hoạch để liên kết
trong sản xuất tạo ra vùng sản xuất nuôi trồng thuỷ sản hàng hoá quy mô, đồng thời
khuyến khích các hộ trang trại đầu tư cải tạo lại ao đầm áp dụng các biện pháp
khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất và nâng cao thu nhập.
Đồng chí Bùi Ngọc Trìu – phó BT Đảng ủy, chủ tịch UBND xã cho biết:
Năm 2019 Gia đình anh Phạm Văn Tính ở thôn Sơn Trung có đơn xin được
chuyển đổi diện tích 5.5ha đất trồng lúa kém hiệu quả của tập thể và của một số hộ
gia đình khó khăn nguồn lao động với mô hình làm ao bán nổi nuôi cá nước ngọt.
Xét thấy đây là phương pháp không cần đào ao, chỉ tạo dựng bờ trên mặt ruộng rồi
trải bạt để chống xói lở không làm mất đi điều kiện cần thiết để trồng lúa trở lại,
không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm môi trường, không làm hư
hỏng các công trình giao thông, thuỷ lợi phục vụ trồng lúa, không bị ảnh hưởng
yếu tố thời thiết khi mưa lớn rất dễ xử lý môi trường khi cần thiết. Để tạo điều kiện
cho các hộ gia đình có nhu cầu nuôi trồng thủy sản, UBND xã đã hướng dẫn cho
gia đình anh Tính làm đề án, phương án tổ chức sản xuất và báo cáo lãnh đạo
Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Kiến Xương. Với cách làm gia
đình anh Tính đã thuê máy múc đào đắp khối lượng đất đủ phần bờ ao xung quanh
cao khoảng 2m, rộng khoảng 5m, sau đó được trải tấm bạt mục đích chống xói lở
và giữ nước theo nhu cầu thực tế của từng thời điểm được thuận tiện. Các loại cá
được anh Tính đầu tư để thả là cá Trắm, cá Chép, cá rô phi….
Với mức đầu tư về nhân công đào đắp và nguyên vật liệu như bạt nhựa,
đường ống, hoá chất xử lý, máy sục khí… mỗi ha đầu tư ban đầu khoảng 250 triệu
đồng. Hai năm đầu tiên anh Tính trừ chi phí con giống, thức ăn, các chế phẩm xử
lý nước, điện, anh thu lãi mỗi năm gần 700 triệu đồng.
”Năm 2022 là năm thứ ba đi vào sản xuất do có thêm kinh nghiệm trong việc
chăm sóc và xử lý các vấn đề phát sinh, đến nay tất cả các ao cá đang phát triển
rất tốt hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập cao hơn 2 năm đầu”. Anh Tính chia sẻ
Đến thời điểm này ngoài diện tích 5.5ha nhà anh Tính, xã Bình Định đang có
nhiều hộ gia đình ở các thôn đã thuê đất làm ao bán nổi với diện tích từ 2ha trở lên
bước đầu đang phát triển rất thuận lợi. Cán bộ và nhân dân xã Bình Định đang quy
hoạch vùng cấy lúa kém hiệu quả để nuôi trồng thủy sản trên ao bán nổi với tổng
diện tích 25ha, và bước đầu đi vào sử dụng, thực hiện việc nuôi các loại cá ao bán
nổi, hứa hẹn mạng lại nguồn thu kinh tế cao cho các hộ gia đình xã viên tại địa
phương.
cấy lúa 550ha, diện tích mặt nước ao hồ 70ha. Toàn xã có 27 trang trại, gia trại
được thuê đất phát triển kinh tế VAC, chủ yếu là đào hồ, ao theo phương pháp
truyền thống. Xung quanh xã có hệ thống sông Cốc Giang bao bọc với chiều dài
gần 10km được kết nối với sông Hồng qua cống Tân Lập, đây là điều kiện rất
thuận tiện cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
Với những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay
như: lao động đang bị già hoá, lực lượng lao động đang chuyển dịch mạnh sang
công nghiệp, giá cả vật tư nông nghiệp liên tục tăng cao, rủi ro trong sản xuất do
thiên tai, thời tiết, dịch bệnh ngày càng lớn, số lượng doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh
vực nông nghiệp rất ít không có sự cạnh tranh. Phát huy lợi thế nguồn nước ven
sông Cốc Giang, xã Bình Định đã tuyên truyền, vận động các hộ gia đình có diện
tích đất trồng lúa kém hiệu quả, dồn đổi diện tích trong vùng quy hoạch để liên kết
trong sản xuất tạo ra vùng sản xuất nuôi trồng thuỷ sản hàng hoá quy mô, đồng thời
khuyến khích các hộ trang trại đầu tư cải tạo lại ao đầm áp dụng các biện pháp
khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất và nâng cao thu nhập.
Đồng chí Bùi Ngọc Trìu – phó BT Đảng ủy, chủ tịch UBND xã cho biết:
Năm 2019 Gia đình anh Phạm Văn Tính ở thôn Sơn Trung có đơn xin được
chuyển đổi diện tích 5.5ha đất trồng lúa kém hiệu quả của tập thể và của một số hộ
gia đình khó khăn nguồn lao động với mô hình làm ao bán nổi nuôi cá nước ngọt.
Xét thấy đây là phương pháp không cần đào ao, chỉ tạo dựng bờ trên mặt ruộng rồi
trải bạt để chống xói lở không làm mất đi điều kiện cần thiết để trồng lúa trở lại,
không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm môi trường, không làm hư
hỏng các công trình giao thông, thuỷ lợi phục vụ trồng lúa, không bị ảnh hưởng
yếu tố thời thiết khi mưa lớn rất dễ xử lý môi trường khi cần thiết. Để tạo điều kiện
cho các hộ gia đình có nhu cầu nuôi trồng thủy sản, UBND xã đã hướng dẫn cho
gia đình anh Tính làm đề án, phương án tổ chức sản xuất và báo cáo lãnh đạo
Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Kiến Xương. Với cách làm gia
đình anh Tính đã thuê máy múc đào đắp khối lượng đất đủ phần bờ ao xung quanh
cao khoảng 2m, rộng khoảng 5m, sau đó được trải tấm bạt mục đích chống xói lở
và giữ nước theo nhu cầu thực tế của từng thời điểm được thuận tiện. Các loại cá
được anh Tính đầu tư để thả là cá Trắm, cá Chép, cá rô phi….
Với mức đầu tư về nhân công đào đắp và nguyên vật liệu như bạt nhựa,
đường ống, hoá chất xử lý, máy sục khí… mỗi ha đầu tư ban đầu khoảng 250 triệu
đồng. Hai năm đầu tiên anh Tính trừ chi phí con giống, thức ăn, các chế phẩm xử
lý nước, điện, anh thu lãi mỗi năm gần 700 triệu đồng.
”Năm 2022 là năm thứ ba đi vào sản xuất do có thêm kinh nghiệm trong việc
chăm sóc và xử lý các vấn đề phát sinh, đến nay tất cả các ao cá đang phát triển
rất tốt hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập cao hơn 2 năm đầu”. Anh Tính chia sẻ
Đến thời điểm này ngoài diện tích 5.5ha nhà anh Tính, xã Bình Định đang có
nhiều hộ gia đình ở các thôn đã thuê đất làm ao bán nổi với diện tích từ 2ha trở lên
bước đầu đang phát triển rất thuận lợi. Cán bộ và nhân dân xã Bình Định đang quy
hoạch vùng cấy lúa kém hiệu quả để nuôi trồng thủy sản trên ao bán nổi với tổng
diện tích 25ha, và bước đầu đi vào sử dụng, thực hiện việc nuôi các loại cá ao bán
nổi, hứa hẹn mạng lại nguồn thu kinh tế cao cho các hộ gia đình xã viên tại địa
phương.

