TÁC HẠI CỦA VIỆC CHO TRẺ XEM ĐIỆN THOẠI QUÁ NHIỀU
Ngày 12/05/2023

Những năm trước đây, chúng ta thường hay bắt gặp những hình ảnh trẻ
thơ nô đùa thường ngày, cùng những thú vui của trẻ vô cùng ý nghĩa và dân dã,
cùng nhau chơi các trò chơi dân gian truyền thống như nhảy dây, trốn tìm, ô ăn
quan, đánh bi, đánh đáo, tắm mưa, làm đồ chơi, nấu ăn, rủ nhau đi tìm kiếm ăn
các loại hoa quả… những hình ảnh vô cùng giản dị nhưng rất đỗi bình yên và
lành mạnh. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, các bậc cha
mẹ cũng bận rộn với công việc bên ngoài xã hội nhiều hơn, vì thế vừa vô tình,
vừa cố ý mà trẻ em được tiếp xúc với điện thoại từ rất sớm, chiếc điện thoại
thông minh với vô vàn chương trình, có âm thanh vui nhộn, những hình ảnh bắt
mắt, hầu như trẻ nào cũng bị cuốn hút. Mẹ bận thì đưa điện thoại cho con chơi,
ba bận cũng đưa điện thoại cho con chơi, con không chịu ăn cũng mở điện
thoại cho con xem, và con ăn hết trong vô thức, mặc dù chẳng biết mình đang
ăn cái gì, ăn nhiều hay ít, ngon hay không ngon. Cứ thế trở thành thói quen,
con “nghiện” điện thoại lúc nào chẳng hay, và bi kịch bắt đầu từ đây. Việc cho
trẻ em xem điện thoại quá nhiều có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của
trẻ, sau đây là 07 tác hại khi cho trẻ em xem điện thoại quá nhiều:
1-Chậm phát triển ngôn ngữ: những đứa trẻ phụ thuộc nhiều vào điện
thoại, smatphone, máy tính bảng, thường chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ
do không được khai mở đúng, ít bị kích thích bởi thế giới xung quanh, ít nghe,
ít cảm nhận, ít tìm tòi khám phá.
2-Chậm phát triển trí tuệ: Việc cứ dán mắt thường xuyên vào màn hình
điện thoại sẽ làm cho trẻ ít có thời gian trải nghiệm thực tế, cảm nhận qua 5
giác quan kém, từ đó dẫn đến chậm phát triển vỏ não, trẻ sẽ bị chậm phát triển
trí tuệ.
3-Chậm phát triển tư duy: Tư duy của trẻ hoàn thiện 50% khi trẻ 05 tuổi,
nếu trước 05 tuổi mà trẻ xem điện thoại quá nhiều, không được khai mở và
kích thích đa giác quan, sẽ khiến não bộ của con chậm phát triển tư duy, bỏ lỡ
thời kỳ cửa sổ hình thành và phát triển tư duy bùng nổ trước 5 tuổi ở trẻ.

4-Trẻ bị trầm cảm: Trẻ xem điện thoại nhiều có xu hướng nghĩ đến những
điều thiếu tích cực, dễ bị nhập tâm những hình ảnh tiêu cực trên mạng xã hội,
sống nhiều hơn trong thế giới ảo, bị lệ thuộc vào các cám dỗ ảo trên mạng xã
hội, không còn thiết tha gì với cuộc sống thực tế bên ngoài, mất dần tình cảm
với cha mẹ, ông bà, người thân.
5-Khả năng giao tiếp: Trẻ “nghiện” điện thoại thường có xu hướng
không muốn giao tiếp với ai, chỉ muốn tiếp xúc với thế giới ảo, từ đó dần dần
sẽ thiếu kỹ năng giao tiếp trầm trọng, việc hình thành nhân cách không còn,
mọi cách ứng xử, hành động, cử xử, giao tiếp của trẻ đều bị ảnh hưởng và áp
dụng theo như ở trên mạng xã hội.
6-Mất thông minh dinh dưỡng: Nhiều cha mẹ có thói quen dỗ trẻ ăn bằng
cách cho trẻ xem điện thoại. Mải mê với thiết bị điện tử đã khiến trẻ ăn trong
vô thức, cơ quan vị giác, khứu giác không cảm nhận được các mùi vị từ đồ ăn,
từ đó gây nên tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng. Hoặc ăn quá nhiều, quá mức
cần thiết, ăn cả những thứ cơ thể không cần, khiến trẻ bị béo phì.
7-Ảnh hưởng đến mắt: Việc tập trung nhìn chằm chằm vào màn hình điện
thoại nhiều giờ liền sẽ làm cho ánh sáng xanh, bức xạ từ điện thoại tác động
trực tiếp lên mắt của trẻ, dẫn đến các vấn đề về mắt như khô mắt, nhức mắt,
cận thị, suy giảm thị lực.
Để trẻ không bị lệ thuộc vào điện thoại, có thể phát triển toàn diện về mọi
mặt, các bậc cha mẹ cần có thái độ nghiêm túc, kiên quyết với con ngay từ đầu,
chỉ cho trẻ làm quen và giải trí với điện thoại, mạng xã hội trong thời gian nhất
định, các thời gian còn lại, ngoài những lúc các bé theo học ở trường, các bậc
cha mẹ định hướng cho các con chơi các trò chơi dân gian truyền thống, tham
gia các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể
thao, khuyến khích các em làm các công việc nhỏ trong gia đình để phụ cho
cha mẹ, cũng là giúp các em có nhiều kỹ năng hơn trong cuộc sống, có như
vậy, chúng ta mới hạn chế được các tác hại không mong muốn mà điện thoại
và mặt trái của mạng xã hội gây ra cho các em.


Tổng lượt xem bài viết là: 25
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Bạn đánh giá:




Tin tức khác