Trong thời gian qua tại các địa phương trong cả nước nói chung, địa
phương nhà nói riêng đã xảy ra không ít những vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
của người dân bằng các hình thức rất tinh vi qua điện thoại - đây là một trong
những chiêu trò lừa đảo gây thiệt hại lớn đến tài sản của mỗi gia đình bị hại.
Sâu đây là những chiêu trò lừa đảo của bọn tội phạm trong thời gian qua.
Đối tượng gọi điện vào máy điện thoại di động, điện thoại cố định của
người bị hại, thông báo là có đối tượng câu kết với cán bộ ngân hàng, lấy các
thông tin cá nhân của khách hàng để rút tiền của những người gửi tiền tại ngân
hàng…Do đó, yêu cầu người bị hại chuyển tiền vào các tài khoản được chỉ
định để xác minh làm rõ hoặc xem xét bảo vệ tiền gửi của khách hàng. Nếu
không liên quan thì sau 24h sẽ trả lại tiền. Sau khi người bị hại chuyển tiền vào
tài khoản được chỉ định, chúng nhanh chóng chuyển tiền qua các tài khoản
khác rồi rút tiền mặt để chiếm đoạt.
Đối tượng đột nhập vào địa chỉ zalo, Facebook giả làm người thân đang
làm việc, học tập ở xa, nước ngoài của người bị hại, thông báo cần tiền gấp để
giải quyết công việc, rồi yêu cầu chuyển tiền theo địa chỉ, số tài khoản được chỉ
định để chiếm đoạt.
Đối tượng giả danh là cán bộ công an, viện kiểm sát, sử dụng số điện
thoại lạ gọi cho nguopwif bị hại đe dọa như: Tiền trong tài khoản của người bị
hại có liên quan đến ma túy, rửa tiền.. sẽ gửi giấy triệu tập, lệnh bắt cho người
bị hại, và yêu cầu chuyển ngay tiền trong tài khoản của người bị hại vào tài
khoản di đối tượng chỉ định để chứng minh sự trong sạch và sẽ chuyển trả lại
sau khi xác minh, đồng thời yêu cầu không được tắt máy hay nói cho người
khác biết. Khi thấy người bị hại có dấu hiệu sợ hãi , đối tượng yêu cầu chuyển
toàn bộ tiền vào tài nhoản ngân hàng của đối tượng rồi chiếm đoạt.
Ngoài các chiêu trò kể trên bọn tội phạm còn xuất hiện thủ đoạn: Đối
tượng gọi vào điện thoại di động của người bị hại thông báo trúng thưởng điện
thoại đắt tiền , xe máy hoặc có người thân ở nước ngoài gửi tiền về, rồi yêu cầu
bị hại chuyển một khoản tiền theo địa chỉ cho sẵn hoặc mua thẻ nạp tiền vào số
điện thoại cho sẵn để làm thủ tục lĩnh. Khi bị hại chuyển tiền, đối tượng cắt liên
lạc, chiếm đoạt tiền đã nhận..
Để hạn chế tối đa các nguy cơ bị lừa đảo qua điện thoại, mạng xã hội
người sử dụng không nên nhận cuộc gọi có các đầu số nghi ngờ cũng như tuyệt
đối không gọi lại. Hạn chế cài đặt các ứng dụng được gửi tới mail, không nhấn
vào những đường link lạ.. cũng là cách giúp người sử dụng không bị mất các
thông tin quan trọng như số điện thoại, số tài khoản ngân hàng,…
Với những người tham gia bán hàng trên mạng, thì cũng nên đề phòng các
nguy cơ khiến bị lộ thông tin cá nhân, số điện thoại di động, số tài khoản ngân
hàng. Khi sử dụng các ứng dụng của Ngân hàng hoặc các dịch vụ Internet của
Ngân hàng, nếu không thể dùng 2 thiết bị di động khác nhau, thì tốt nhất người
sử dụng nên cài đặt mã PIN, hạn chế quyền truy cập vào thẻ SIM điện thoại của
mình. Bởi rất nhiều ứng dụng không an toàn được cài đặt vào điện thoại thông
minh có thể “nghe lén”, đánh cắp các loại thông tin được lưu trữ trong điện
thoại. Do đó, người sử dụng phải luôn nâng cao cảnh giác, không tiết lộ thông
tin cá nhân quan trọng như số tài khoản ngân hàng, số chứng minh nhân dân
Trong bất cứ trường hợp nào, người sử dụng nên nhớ rằng: “Thông tin cá nhân
đặc biệt là số tài khoản ngân hàng, số chứng minh nhân dân luôn là loại tài sản
vô giá và vô hình; nhưng nếu bị lừa đảo, thì hậu quả luôn là hữu hình”.Để bảo
vệ tài sản của bản thân và gia đình, mỗi người dân cần nâng cao tinh thần cảnh
giác, chủ động tìm hiểu, nắm bắt thông tin về những chiêu trò, thủ đoạn lừa đảo
của kẻ xấu để cảnh giác, không cung cấp thông tin cá nhân nếu có người lạ gọi
điện yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc chuyển tiền qua số điện thoại,
hãy bình tĩnh trình báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất để kịp thời xử lý
tránh trở thành nạn nhân.